Mạng máy tính là một số các máy tính được nối kết với nhau theo một cách nào đó nhằm mục đích để trao đổi chia sẻ thông tin cho nhau
I. Giới thiệu chung về mạng máy tính
Mạng máy tính là một số các máy tính được nối kết với nhau theo một cách nào đó nhằm mục đích để trao đổi chia sẻ thông tin cho nhau với những ưu điểm:- Nhiều người có thể dùng chung một một thiết bị ngoại vi (máy in, modem..), một phần mềm.
- Dữ liệu được quản lý tập trung nên an toàn hơn, sự trao đổi thông tin dữ liệu giữa những người dùng sẽ nhanh chóng hơn, thuận lợi hơn. Người dùng có thể trao đổi thư tín với nhau một cách dễ dàng và nhanh chóng.
- Có thể cài đặt Internet trên một máy bất kỳ trong mạng, sau đó thiết lập, định cầu hình cho các máy khác có thể thông qua máy đã được cài đặt chương trình share Internet để cũng có thể kết nối ra Internet.
II. Phân loại mạng máy tính
Mạng máy tính có thể được phân bố trong các phạm vi khác nhau, người ta có thể phân ra các loại mạng như sau:LAN (local Area Network) là mạng cục bộ, kết nối các máy tính trong một khu vực bán kính hẹp, thường thì khoảng vài trăm mét. Môi trường truyền thông có tốc độ kết nối cao, như cáp xoắn, cáp đồng trục, cáp quang. Mạng LAN thường được sử dụng trong nội bộ của một cơ quan, một tổ chức. Các LAN kết nối lại với nhau thành mạng WAN.
WAN (Wide Area Network) là mạng diện rộng, kết nối máy tính trong nội bộ quốc gia, hay giữa các quốc gia trong cùng một châu lục. Thông thường kết nối này được thực hiện thông qua mạng viễn thông. Các Wan kết nối với nhau thành GAN.
GAN (Global Area Network) kết nối máy tính từ các châu lục khác nhau. Thông thường kết nối này được thực hiện thông qua mạng viễn thông và vệ tinh.
MAN (Metropolitan Area Network) Kết nối các máy tính trong phạm vi một thành phố. Kết nối được thực hiện thông qua môi trường truyền thông tốc độ cao (50/100 M bis/s).
III. Bạn nên có mạng nào
Tùy theo tổng số máy tính, tổng số thiết bị mà bạn sẽ dùng. Khoảng cách tối đa giữa các thiết bị. Ở đây chúng ta chỉ bàn về mạng cục bộ LAN dạng hình sao (Start topology). Ðây là kểu mạng được sử dụng nhiều nhất hiện nay.Mạng cục bộ (LAN) là một mạng với hệ truyền thông tốc độ cao, được thiết kế để nối kết các máy tính lại với nhau trong một khu vực địa lý nhỏ như một toà nhà, một trường học?.cho phép người sử dụng có thể dùng chung những tài nguyên như máy in, ổ đĩa CD-ROM, các phần mềm ứng dụng như chỉ cần một máy trong mạng cài chương trình Share Internet, thì các máy khác vẫn có thể kết nối ra Internet được. điều này sẽ đáp ứng được nhu cầu là khi trong văn phòng của bạn một khi các máy tính đã được nối kết thành mạng LAN và mỗi người sử dụng máy đều muốn truy cập Internet và những dịch vụ khác về Internet..., trong khi đó bạn chỉ có một modem và một tài khoản truy cập Internet. Giải pháp lắp đặt cho mỗi máy một modem, kéo cho mỗi máy 1 line điện thoại thì quá tốn kém, hoặc nếu ai muốn truy cập Internet thì lắp modem vào máy mình và nối dây điện thoại tới đó thì rất bất tiện nếu đó là loại modem gắn trong, hoặc đường line điện thoại quá ngắn v.v... Ðể giải quyết vấn đề trên, các phần mềm giả lập Proxy Server được hình thành. Các phần mềm hiệu quả trong việc chia sẻ internet là Wingate, WinRoute, WinProxy, ISA Server...
IV. Giới thiệu chung về mạng LAN dạng hình sao (Star topology)
Mạng hình sao bao gồm một điểm trung tâm và các nút thông tin kết nối vào điểm trung tâm đó. Các nút thông tin là các thiết bị đầu cuối như máy tính, hay các thiết bị khác của mạng. Tại điểm trung tâm của mạng là nơi điều phối chính mọi hoạt động trong mạng với các chức năng:- Chuyển tiếp dữ liệu giữa các nút (các máy tính với nhau).
- Nhận biết tình trạng của mạng, các nút ( các máy tính) đang nối kết mạng.
- Theo dõi và xử lý trong quá trình trao đổi thông tin
- Hoạt động theo nguyên lý kết nối song song nên nếu có một thiết bị nào đó ở một nút bất kỳ bị hỏng thì mạng vẫn hoạt động bình thường, các máy còn lại vẫn hoạt động bình thường. Là một kiểu mạng có cấu trúc đơn giản, và tính ổn định cao dể lắp đặt.
- Mạng có thể mở rộng hoặc thu hẹp tùy theo yêu cầu của người sử dụng
- Sự mở rộng mạng phải phụ thuộc vào khả năng của thiết bị trung tâm.
- Nếu thiết bị trung tâm lỗi thì toàn bộ mạng sẽ bị tê liệt.
- Khoảng cách tối đa từ các nút tới trung tâm bị hạn chế ( nhỏ hơn 100m)
- Thiết bị trung tâm: có thể dùng HUB hay Switch.
- Cáp kết nối: Cáp xoắn.
- Card giao tiếp mạng NIC (Network Interface Card) cho từng nút.
Link Nguồn
https://quantrimang.com/gioi-thieu-chung-ve-mang-may-tinh-16